Quản trị rủi ro khi bắt đầu kinh doanh vào mùa COVID

Quản trị rủi ro khi bắt đầu kinh doanh

Khi bắt đầu kinh doanh sẽ luôn gặp khó khăn. Đặc biệt vào mùa dịch, những rủi ro sẽ tăng lên gấp nhiều lần. Làm thế nào để dự trù và giải quyết chúng? Có phương pháp nào có thể giúp doanh nghiệp tránh những rủi ro đã được dự trù trước?

Doanh nghiệp thiếu vốn

Đây không chỉ là rủi ro với những người bắt đầu kinh doanh vào mùa dịch, mà còn là thách thức của tất cả doanh nghiệp hiện tại. Ví như phát biểu từ đại diện CGV Cinemas mới đây. “Nếu đầu năm 2022 mới được mở cửa, nhiều doanh nghiệp điện ảnh sẽ đứng trước nguy cơ phá sản.”

Chuẩn bị vốn để doanh nghiệp có thể duy trì hoạt động trong ít nhất một năm đầu là bước cần thiết trước khi bắt đầu kinh doanh. Những làn sóng COVID không biết khi nào sẽ lại ập đến, dự trù vốn là xây dựng nền tảng có thể yên tâm kinh doanh. Đó có thể là tiền tiết, tiền các quỹ đầu tư hoặc là vay ngân hàng. Nhưng tất cả cần sự tính toán về chi phí rõ ràng cùng định hướng giải quyết những rủi ro tiếp theo.

Doanh nghiệp “giãn cách” với nhà cung cấp

Tình hình dịch bệnh khiến nhiều khu công nghiệp bị phong tỏa. Nguyên vật liệu ra vào rất khó khăn. Vì thế công ty dù không bị hạn chế về mặt nhân lực. Nguồn hàng sẽ là rủi ro tiếp theo cần đối mặt khi bắt đầu kinh doanh vào thời điểm này.

Ngoại trừ sản xuất những nhu yếu phẩm, tất cả những mặt hàng khác đều bị hạn chế. Sự cạnh tranh nguồn hàng giữa các doanh nghiệp vốn dĩ đã khốc liệt nay còn hơn thế. Đây là rào cản mà startup cần vượt qua khi muốn bắt đầu kinh doanh. Ngoài ra, những tình huống như nguồn hàng bị đứt đoạn vì lý do khách quan từ nhà cung cấp có thể sẽ xảy ra thường xuyên. Công ty sẽ không thể hoạt động đồng thời vẫn phải chịu những chi phí cố định để duy trì. 

Quản trị rủi ro khi bắt đầu kinh doanh
Quản trị rủi ro khi bắt đầu kinh doanh

Hậu quả từ những rủi ro liên quan đến nhà cung cấp rất nghiêm trọng. Doanh nghiệp mới cần dự trù trước khi quyết định ký hợp đồng. Tìm kiếm nhà cung cấp đáng tin cậy sẽ là bước đệm tốt để bắt đầu kinh doanh. 

Khách hàng “giãn cách” với doanh nghiệp

Nhiều nhân viên mất việc làm hoặc bị cắt lương kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát. Áp lực tài chính gia tăng khiến họ không còn quan tâm đến những sản phẩm không thiết yếu. Và những nhân viên này lại chính là khách hàng. Nhu cầu của họ giảm khiến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp lao đao.

Ngoài ra, còn rất nhiều lý do khách hàng lựa chọn giảm mua hàng trong thời gian này. Trong số đó là tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp. Đặc biệt là những nguồn lây nhiễm khiến mọi người tăng phần cảnh giác.

Do đó, khi quyết định bắt đầu kinh doanh vào thời điểm này, các chủ doanh nghiệp cần suy nghĩ phương pháp kéo khách hàng. Theo thông tin mới nhất, thành phố Hồ Chí Minh đã có chính sách mở cửa. Tuy nhiên, việc khách hàng thiếu thông tin về sản phẩm dịch vụ sau thời kỳ cách ly xã hội là hoàn toàn có thể xảy ra.

Để bắt đầu kinh doanh, doanh nghiệp có thể cân nhắc những dịch vụ gọi chăm sóc khách hàng thông qua Zalo OA của doanh nghiệp. Đây là hình thức vô cùng hiệu quả trong việc tăng trải nghiệm điểm chạm đầu tiên đối với khách hàng.

>>> Xem ngay: Bí quyết chăm sóc khách hàng Zalo tốt nhất hiện nay

Thông tin liên hệ:

Hotline: 0287 1010 898 – 0899 90 98 68

CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ VIHAT (VIHAT TECHNOLOGY Co.,LTD)

  • Trụ sở: Tòa nhà ViHAT – 06 đường số 16 (KDC Himlam) – P.Hiệp Bình Chánh – Q.Thủ Đức – TP.HCM
  • Chi Nhánh Hà Nội Tòa nhà An Hưng, 85-87 Hoàng Quốc Việt, Nghĩa Đô, Cầu Giấy
  • Chi Nhánh Cambodia Thida Rath #154 St.33MC, Sangkat Steung Meanchey, Khan Mean Chey Phnom Penh
5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *