Giữa vô vàn thách thức mà doanh nghiệp Việt đang đối mặt, thời kỳ Bình thường mới cũng mở ra cơ hội tuyệt vời cho startup. Phát triển khởi nghiệp với sản phẩm/dịch vụ mới lạ, phù hợp hành vi người tiêu dùng. Là nền tảng cho sự thành công trong tương lai.
Thách thức khi phát triển khởi nghiệp sau làn sóng COVID thứ 4
Theo Cổng thông tin Quốc gia về Đăng ký doanh nghiệp, có hơn 45.000 doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh trong 9 tháng đầu năm 2021. Con số này đã tăng 16,7% so với cùng kỳ năm 2020. Những doanh nghiệp dù có nhiều năm kinh nghiệm nhưng vẫn không thể trụ qua 4 đợt dịch trên cả nước.
Thách thức khi lựa chọn phát triển khởi nghiệp trong thời kỳ Bình thường mới là sự cạnh tranh. Tuy một số lượng lớn thương hiệu đã lựa chọn rời thương trường. Những doanh nghiệp còn lại đều đang nỗ lực thích nghi và hướng tới kinh doanh bền vững. Điều đó nghĩa là nếu quyết định bắt đầu vào lúc này, startup sẽ đối mặt những đối thủ mạnh, có ý chí cực cao và đã trải qua khoảng thời gian cách ly xã hội.
Ngoài ra, nguồn hàng ổn định cũng là câu hỏi cần trả lời trước khi phát triển khởi nghiệp. Đặc biệt nếu sản phẩm/dịch vụ cần nguyên liệu đầu vào, chủ doanh nghiệp nên có kế hoạch cụ thể. Vì nếu khâu đầu tiên gặp vấn đề thì toàn bộ dây chuyền sẽ bị ảnh hưởng.
Cơ hội kinh doanh bền vững nếu phát triển khởi nghiệp trong Bình thường mới
Hành vi khách hàng thay đổi sau hơn nửa năm cách ly xã hội đã gây khó khăn cho doanh nghiệp. Tạo thành xu hướng chuyển đổi số, mọi hoạt động từ tìm hiểu thông tin đến mua hàng đều diễn ra trong môi trường kỹ thuật số. Khi công ty cũ cần thích nghi, đối với startup đây lại là cơ hội. Bắt đầu bằng hình thức phù hợp, đồng thời thỏa mãn tính linh hoạt và bền vững.
Tâm thế đón nhận những điều mới. Việc trải nghiệm dịch vụ/sản phẩm trực tiếp vẫn còn bị hạn chế. Tuy nhiên, khách hàng sau thời gian dài bị cách ly xã hội đều trở nên hào hứng trong thời kỳ Bình thường mới. Phát triển khởi nghiệp bằng những ý tưởng sáng tạo có khả năng được đón nhận cao. Đặc biệt khi chúng cho phép khách hàng trải nghiệm trực tuyến.
Chính sách hỗ trợ của Chính phủ. Nhận thấy được tình hình khó khăn của các doanh nghiệp, Chính phủ liên tục tham mưu và đẩy mạnh công tác chuyển đổi số. Luôn đồng hành và hỗ trợ giảm chi phí các mặt hàng thiết yếu như điện, xăng dầu. Cả những doanh nghiệp B2B cũng đưa ra nhiều chương trình khuyến mãi, hỗ trợ khách hàng doanh nghiệp.
Do đó, lựa chọn phát triển khởi nghiệp ở thời điểm hiện tại mang lại cho doanh nghiệp nhiều cơ hội.
Dự trù rủi ro khi lựa chọn phát triển khởi nghiệp
Bên cạnh đó vẫn còn những rủi ro cần cân nhắc trước khi quyết định khởi nghiệp sau làn sóng COVID thứ 4. Lên kế hoạch quản trị rủi ro kỹ lưỡng cũng là một bước hướng tới kinh doanh bền vững.
Thiếu hụt vốn, làn sóng COVID thứ 5? Doanh nghiệp cần làm gì nếu bị cách ly xã hội? Những câu hỏi còn bỏ ngỏ vì từng startup cần có câu trả lời riêng, tùy vào ngành nghề. Liệu bạn có lựa chọn phát triển khởi nghiệp với những cơ hội và thách thức trên?
Để biết thêm thông tin chi tiết về dịch vụ, vui lòng liên hệ:
- Website: omizcc.com
- Hotline: 0287 1010 898 – 0899 90 98 68
- Trụ sở chính: 140 – 142 Đường số 2, Vạn Phúc City, Hiệp Bình Phước, Tp. Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh
- Chi nhánh tại Hà Nội: 85-87 Đường Hoàng Quốc Việt, Nghĩa Đô, Cầu Giấy (Tòa nhà An Hưng)
- Chi Nhánh tại Cambodia: Thida Rath #154 St.33MC, Sangkat Steung Meanchey, Khan Mean Chey Phnom Penh