Top 03 kịch bản chăm sóc khách hàng sau bán hàng hay nhất

Kịch bản CSKH sau bán hàng là gì?

Trong thời buổi cạnh tranh khắc nghiệt như hiện nay, ngoài việc cung cấp những sản phẩm/dịch vụ tốt thì việc lên “kịch bản chăm sóc khách hàng sau bán hàng” chính là lợi thế tạo ra khách hàng trung thành cho doanh nghiệp. Nếu bạn không chuẩn bị quy trình CSKH phù hợp thì một ngày nào đó lượng khách hàng trung thành của bạn sẽ bị giảm sút.

Vậy kịch bản CSKH là gì? Nên áp dụng mẫu kịch bản nào là hiệu quả nhất? Bài viết dưới đây sẽ chỉ dẫn cho bạn bí quyết CSKH để thúc đẩy doanh số thành công cho doanh nghiệp. Cùng tham khảo ngay nhé!

>>> Xem thêm: Bí quyết chăm sóc khách hàng Zalo tốt nhất hiện nay

Kịch bản chăm sóc khách hàng sau bán hàng là gì?

Kịch bản chăm sóc khách hàng sau bán hàng là một dạng sơ đồ đưa ra những phương án, hành động và câu trả lời để giải quyết tình huống khách hàng gặp phải trong quá trình bạn tư vấn, chăm sóc khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp. 

Kịch bản CSKH sau bán hàng là gì?
Kịch bản CSKH sau bán hàng là gì?

Hiểu đơn giản hơn, chăm sóc khách hàng hay còn được gọi là dịch vụ hậu mãi. Đây là các hoạt động tương tác với khách hàng sau khi bán hàng nhằm đảm bảo sự hài lòng của khách hàng khi trải nghiệm sử dụng sản phẩm/dịch vụ doanh nghiệp cung cấp. 

Mục đích của việc xây dựng kịch bản này chính là hỗ trợ bộ phận chăm sóc khách hàng theo đúng lộ trình và tệp khách hàng mục tiêu được xây dựng trước đó. Có thể nói, CSKH sau bán hàng là bước quan trọng không thể thiếu trong bất kỳ chiến dịch marketing nào.

Các bước xây dựng kịch bản chăm sóc khách hàng hiệu quả

Chăm sóc khách hàng cũ là yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp cải thiện doanh số, đồng thời nâng cao giá trị thương hiệu của doanh nghiệp. Mục đích của việc xây dựng kịch bản CSKH sau bán hàng là để doanh nghiệp chăm sóc khách hàng theo đúng lộ trình phù hợp.

Để có được kịch bản chăm sóc khách hàng sau bán hàng hiệu quả, hãy thực hiện ngay các bước sau đây:

  • Bước 1: Xác định rõ mục tiêu kịch bản chăm sóc khách hàng;
  • Bước 2: Khảo sát tình trạng khách hàng sau bán hàng;
  • Bước 3: Giải quyết khiếu nại mà khách hàng đưa ra (nếu có);
  • Bước 4: Chủ động tương tác thường xuyên với khách hàng;
  • Bước 5: Đảm bảo sự hài lòng, thỏa mãn của khách hàng mà họ yêu cầu;
  • Bước 6: Giữ mối quan hệ mật thiết với khách hàng sau mua hàng;

Ngoài ra, khi đánh giá kịch bản chăm sóc khách hàng, bạn cần dựa vào các yếu tố sau:

  • Doanh thu công ty đạt được bao nhiêu?
  • Tỷ lệ khách hàng đánh giá sản phẩm/dịch vụ như thế nào?
  • Tỷ lệ khách hàng quay lại mua hàng?
  • Tỷ lệ khách hàng giới thiệu người thân/bạn bè mua hàng bao nhiêu?

Thông qua đó, các mẫu kịch bản CSKH cũ giúp chủ doanh nghiệp thiết kế được sự chuyên nghiệp trong quá trình tương tác với khách hàng. Đồng thời, nâng tầm vị thế thương hiệu lên một tầm cao mới trên thị trường cạnh tranh đầy khốc liệt này.

Chăm sóc khách hàng cũ là yếu tố cải thiện doanh số cho doanh nghiệp
Chăm sóc khách hàng cũ là yếu tố cải thiện doanh số cho doanh nghiệp

Ngoài ra, chăm sóc khách hàng cũ chính là yếu tố giúp doanh nghiệp đảm bảo doanh thu trong tương lai. Việc đầu tư kịch bản chăm sóc khách hàng sau bán hàng là quy trình cần thiết quyết định sự tồn tại của doanh nghiệp.

>>> Xem thêm: Hướng dẫn cách tạo nhóm bán hàng trên Zalo đơn giản nhất

03 mẫu kịch bản chăm sóc khách hàng cũ hay nhất

Dưới đây là 03 mẫu kịch bản chăm sóc khách hàng cũ hay nhất hiện nay, chắc chắn sẽ hữu ích cho bạn đọc, cùng tham khảo ngay nhé!

Mẫu 1: Kịch bản chăm sóc khách hàng sau bán hàng qua điện thoại

Gọi điện thoại là cách tiếp cận khách hàng truyền thống. Đây là cách khai thác thông tin khách hàng hiệu quả được nhiều doanh nghiệp áp dụng phổ biến. Để có một cuộc gọi mang lại trải nghiệm tuyệt vời cho khách hàng thì đòi hỏi người gọi phải có nghệ thuật giao tiếp, xử lý tình huống nhạy bén. Vậy kích bản này cần tuân thủ những gì?

Bước 1: Tạo lời chào ấn tượng 

Việc gây ấn tượng với khách hàng thông qua lời chào là điều cực kỳ quan trọng trong giây phút đầu tiên của cuộc gọi. Vậy nên hãy chuẩn bị tốt một lời chào gần gũi và ấn tượng với khách hàng của mình.

Bước 2: Luôn lắng nghe khách hàng

Học cách lắng nghe khách hàng thay vì nói như một cái máy. Ngoài ra, nhân viên telesales cần trang bị cho mình những kỹ năng lắng nghe, đồng cảm, thấu hiểu khách hàng. Từ đó, bạn sẽ dễ dàng hiểu khách hàng đang cần gì và cần giải quyết như thế nào.

Bước 3: Tìm ra vấn đề khách hàng cần xử lý

Sau khi lắng nghe vấn đề khách hàng đang gặp phải, nhân viên CSKh cần chủ động đưa ra những giải pháp, cách khắc phục vấn đề đó như thế nào, thời gian phù hợp để giải quyết tình trạng khách hàng đang gặp phải.

Bước 4: Chào tạm biệt khách hàng và kết thúc cuộc gọi

Trong cuộc gọi tương tác với khách hàng, hãy luôn giữ thái độ nhiệt tình, tận tâm đến khi kết thúc cuộc hội thoại. Đó cũng chính là yếu tố khiến khách hàng cảm thấy thoải mái trong quá trình trao đổi với bạn về sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp.

Top các mẫu kịch bản chăm sóc khách hàng hay nhất
Top các mẫu kịch bản chăm sóc khách hàng hay nhất

Mẫu 2: Kịch bản giới thiệu sản phẩm/CSKH cũ qua email

  • Bước 1: Lập danh sách khách hàng mục tiêu hoặc danh sách tệp data gửi email khách hàng đã mua hàng;
  • Bước 2: Phân tích, chia nhóm khách hàng cụ thể theo từng đặc điểm được biết trước đó;
  • Bước 3: Gửi email làm quen với khách hàng với nội dung có ích để tạo dựng mối quan hệ tích cực giữa doanh nghiệp và khách hàng;
  • Bước 4: Chủ động tương tác với khách hàng khi nhận thấy tin hiệu quan tâm từ họ trên bài viết của bạn;
  • Bước 5: Liên hệ ngay lập tức với khách hàng để kết nối và chia sẻ những điều bổ ích đến họ;
  • Bước 6: Phục vụ, hỗ trợ, giải quyết vấn đề của khách hàng hết mình để họ có những trải nghiệm tuyệt vời hơn sau khi sử dụng sản phẩm/dịch vụ của bạn;
  • Bước 7: Chăm sóc khách hàng sau bán hàng thông qua các quyền lợi mà họ được hưởng như: Quà sinh nhật, quà tặng vào các dịp Lễ, Tết, thư chào ra mắt sản phẩm mới,… 
  • Bước 8: Tiếp tục gửi mail cung cấp thông tin hữu ích về sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp tới khách hàng của mình với những nội dung hấp dẫn (Voucher, khuyến mại, giảm giá,…) để thu hút khách hàng cũ nhiều hơn.

Ví dụ:

Tiêu đề: Xin chào [Tên khách hàng],

Cảm ơn bạn rất nhiều vì đã sử dụng/trải nghiệm sản phẩm/dịch vụ tại [tên công ty] của chúng tôi. Sự trung thành và những phản hồi quý giá của bạn sẽ là động lực để [tên công ty] tiếp tục phát triển và cải tiến [sản phẩm/dịch vụ] tốt hơn nữa. 

Cảm ơn bạn đã lựa chọn chúng tôi để đồng hành trên con đường sắp tới. Chúc bạn thật nhiều sức khỏe và thành công!

Trân trọng,

[Công ty/tên]

Mẫu 3: Kịch bản chăm sóc khách hàng sau bán hàng trên Zalo

  • Bước 1: Chủ động kết nối, tương tác với khách hàng sau khi có thông tin của họ;
  • Bước 2: Chăm sóc khách hàng cũ thông qua Zalo bằng việc update các thông tin hữu ích, chương trình ưu đãi, tri ân đến khách hàng,
  • Bước 3: Duy trì đều đặn, gửi tặng ưu đãi phù hợp để đảm bảo tỷ lệ khách hàng quay trở lại mua hàng;

>>> Xem thêm: Cuộc gọi Zalo chăm sóc khách hàng và những điều tuyệt vời

OMIZCC – Giải pháp chăm sóc khách hàng cũ tuyệt vời

Hiện nay, mạng xã hội là công cụ tiếp cận người dùng phổ biến và nhanh chóng nhất. Trong đó, Zalo là ứng dụng phần mềm đa chức năng được hoạt động trên nền tảng điện thoại và máy tính được sử dụng nhiều nhất trong những năm gần đây. 

Từ đó, việc chăm sóc khách hàng trên Zalo giúp doanh nghiệp tiết kiệm được một khoản lớn chi phí cước gọi cũng như dễ dàng gửi thông tin sản phẩm/dịch vụ khuyến mãi đến khách hàng nhanh chóng. Vậy giải pháp nào phù hợp nhất cho doanh nghiệp vào thời điểm này?

OMIZCC - Giài pháp chăm sóc khách hàng cũ tuyệt vời
OMIZCC – Giài pháp chăm sóc khách hàng cũ tuyệt vời

Để quy trình CSKH cũ trở nên hiệu quả thì không thể không tích hợp phần mềm OMIZCC (Zalo Cloud Connect) vào doanh nghiệp. Đây là dịch vụ điện toán đám mây độc quyền của VNG, cho phép đơn vị sử dụng dịch vụ thực hiện cuộc gọi audio/video đến hơn 60 triệu người dùng Zalo thông qua Zalo OA.

04 lợi ích doanh nghiệp có được khi sử dụng ZCC là gì?

  • Tiết kiệm chi phí: Dịch vụ ZCC giúp doanh nghiệp tiết kiệm hơn 40% chi phí cước gọi khi sử dụng qua Zalo OA so với cuộc gọi thông thường.
  • Tạo dấu ấn thương hiệu: Khi tạo cuộc gọi, khách hàng dễ dàng thấy được tên thương hiệu là tên người gọi khi Zalo OA gọi đến khách hàng, gia tăng tỉ lệ bắt máy.
  • Gia tăng doanh thu: Khi tạo được dấu ấn cho khách hàng, sẽ dễ dàng gia tăng tỷ lệ chốt deal thành công, kèm theo gửi ZNS sau mỗi cuộc gọi, gia tăng dòng đời khách hàng.
  • Tạo sự linh hoạt: Khi doanh nghiệp sử dụng ZCC nhưng khách hàng lại offline, thì hệ thống tự động chuyển qua sử dụng cuộc gọi viễn thông bình thường, qua tổng đài ảo OMICall.

>>> Xem thêm: Bí Quyết Chăm Sóc Khách Hàng Cũ Hiệu Quả Nhất Năm 2022

Tạm kết

Vừa rồi là toàn bộ nội dung về kịch bản chăm sóc khách hàng sau bán hàng mà chúng tôi muốn chia sẻ đến Quý khách hàng. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp doanh nghiệp ứng dụng hiệu quả kịch bản chăm sóc khách hàng thành công. Mọi vấn đề thắc mắc về sản phẩm/dịch vụ vui lòng liên hệ với chúng tôi qua:

  • Website của chúng tôi: omizcc.com
  • Gọi ngay để được tư vấn: 0287 1010 898

CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ VIHAT 

  • Trụ sở chính: 140 – 142 Đường số 2, Vạn Phúc City, Hiệp Bình Phước, Tp. Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh
  • Chi nhánh tại Hà Nội: 85-87 Đường Hoàng Quốc Việt, Nghĩa Đô, Cầu Giấy (Tòa nhà An Hưng)
5/5 - (2 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *